Báo cáo đánh giá và đề nghị công nhận xã Lũng Niêm Đạt chuần tiếp cận pháp luật năm 2024

Ngày 12/07/2026 00:00:00

Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 02/3/2024 của UBND xã Lũng Niêm về Triển khai một số nội dung công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024. UBND xã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu công tác này, họp triển khai thực hiện, hướng dẫn và giao các ngành có liên quan chịu trách nhiệm chấm điểm những chỉ tiêu, tiêu chí có liên quan, gửi về công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp chấm điểm, trình UBND xã công bố kết quả đánh giá chấm điểm

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ LŨNG NIÊM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 238/BC-UBND Lũng Niêm, ngày 31 tháng 12 năm 2024

BÁO CÁO
Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận
Xã Lũng Niêm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024

Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Thông tư 09/2024/TT-BTP ngày 15/11/2021 của bộ trưởng bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

UBND xã Lũng Niêm báo cáo kết quả triển khai thực hiện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với những nội dung sau:

Lũng Niêm là một xã miền núi của huyện Bá Thước; là một xã có vị trí

trung tâm của cụm Quốc thành có lợi thế giao thông thuận lợi trong việc đi lại lưu

thông với các xã trong cụm; xã cách trung tâm huyện khoảng 15 km về phía nam;

có tổng diện tích tự nhiên là 4,560 ha; phía bắc giáp xã Thành Sơn và xã Lũng

Cao, phía nam giáp xã Thành Lâm, phía tây giáp xã Cổ Lũng, phía đông giáp

Thành Lâm; với tổng số hộ 810 hộ, số khẩu 3.560 khẩu, trong đó dân tộc thái

chiếm 75%, dân tộc mường 10%, dân tộc kinh 15%; đời sống nhân dân chủ yếu

phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ.

* Thuận lợi:

Được sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, chỉ đạo giám sát của

Thường trực HĐND xã, UBND xã đã ban hành các Văn bản cụ thể để thực hiện, có sự tham gia phối kết hợp của UB MTTQ xã và các Tổ chức thành viên của Mặt trận; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên địa bàn toàn xã. Nên việc tổ chức, triển khai, thực hiện xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật xã Lũng Niêm đã đạt được nhiều

thành quả đáng khích lệ.

* Khó khăn:
Trong đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là xã đăng ký xây dựng và phấn đấu các thôn trên địa bàn xã nhanh đạt đến các thôn Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024-2024 của huyện Bá Thước. Bước điểm xuất phát của xã Lũng Niêm còn gặp rất nhiều khó khăn như đường giao thông chưa hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thôn đặc biệt khó khăn còn 1/08 thôn trên toàn xã, so với toàn Huyện, tính bình quân thu nhập của người dân còn thấp, trình


độ dân chí không đồng đều, việc tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp Luật của Nhà nước còn hạn chế. Do đó, dẫn đến việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.

I. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 02/3/2024 của UBND xã Lũng Niêm về Triển khai một số nội dung công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024. UBND xã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu công tác này, họp triển khai thực hiện, hướng dẫn và giao các ngành có liên quan chịu trách nhiệm chấm điểm những chỉ tiêu, tiêu chí có liên quan, gửi về công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp chấm điểm, trình UBND xã công bố kết quả đánh giá chấm điểm.

2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu a) Đối với tiêu chí 1:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/02 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.

b) Đối với tiêu chí 2:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/06 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 06/06 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/06 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 27/30 điểm.

c) Đối với tiêu chí 3:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 01/03 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/03 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 01/03 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 11/15 điểm.

d) Đối với tiêu chí 4:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/05 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/05 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 14/20 điểm.

đ) Đối với tiêu chí 5:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/04 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 04/04 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/04 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 25/25 điểm.


3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 tiêu chí.

b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 87/100 điểm (sau khi làm tròn).

c) Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.( Không có)
- Nêu rõ có hoặc không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bịxử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.( Không có).

- Nếu có, phải nêu rõ số lượng cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật, quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định khởi tố của cơ quan có thẩm quyền, nếu đã có bản án, quyết định của Tòa án thì nêu số, ngày, tháng, năm ký, người có thẩm quyền ký, ngày, tháng, năm có hiệu lực pháp luật.( Không có) d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.

II. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề xuất giải pháp khắc phục
Trong thực tiễn thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

1. Thuận lợi: Việc triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Việc thực hiện xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật ở xã còn gắn liền với việc thực hiện hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Tuy nội dung đánh giá sát với tình hình thực tế của đơn vị nhưng vẫn còn một số tiêu chí khi đánh giá còn bất cập, chưa hợp lý, chưa phù hợp …
Công chức được tham gia tập huấn, hướng dẫn về cách chấm điểm còn gặp khó khăn về việc lấy ý kiến người dân về thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó một số bộ phận người dân có trình độ còn thấp chưa chủ động trong việc tự tìm hiểu nghiên cứu pháp luật hoặc không quan tâm đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương dẫn đến việc cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu pháp luật còn chậm so với thực tế.

3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục


Đầu năm 2025 chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng
cao hoạt động tiếp dân giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo sự hài lòng của người dân; chỉ đạo các ngành các cấp nâng cao hơn nửa chất lượng phục vụ cho nhân dân.

III. Mục tiêu, kế hoạch thực hiện
1. Mục tiêu thực hiện: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của người dân, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn đô thị văn minh.

2. Kế hoạch thực hiện (những nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu cần nâng cao chất lượng, đảm bảo thực chất kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật). Thực hiện tốt; 5 Tiêu chí và 20 chỉ tiêu được quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
IV. Đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Ủy ban nhân dân Xã Lũng Niêm kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá xem xét, quyết định công nhận Xã Lũng Niêm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024

Kèm theo báo cáo này gồm có:
1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
2. Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Nhân dân, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có); 3. Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Nơi nhận: CHỦ TỊCH - UBND huyện Bá Thước;
- Phòng Tư pháp;
- Lưu: VT.

Bùi Văn Tùng

Báo cáo đánh giá và đề nghị công nhận xã Lũng Niêm Đạt chuần tiếp cận pháp luật năm 2024

Đăng lúc: 12/07/2026 00:00:00 (GMT+7)

Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 02/3/2024 của UBND xã Lũng Niêm về Triển khai một số nội dung công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024. UBND xã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu công tác này, họp triển khai thực hiện, hướng dẫn và giao các ngành có liên quan chịu trách nhiệm chấm điểm những chỉ tiêu, tiêu chí có liên quan, gửi về công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp chấm điểm, trình UBND xã công bố kết quả đánh giá chấm điểm

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ LŨNG NIÊM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 238/BC-UBND Lũng Niêm, ngày 31 tháng 12 năm 2024

BÁO CÁO
Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận
Xã Lũng Niêm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024

Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Thông tư 09/2024/TT-BTP ngày 15/11/2021 của bộ trưởng bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

UBND xã Lũng Niêm báo cáo kết quả triển khai thực hiện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với những nội dung sau:

Lũng Niêm là một xã miền núi của huyện Bá Thước; là một xã có vị trí

trung tâm của cụm Quốc thành có lợi thế giao thông thuận lợi trong việc đi lại lưu

thông với các xã trong cụm; xã cách trung tâm huyện khoảng 15 km về phía nam;

có tổng diện tích tự nhiên là 4,560 ha; phía bắc giáp xã Thành Sơn và xã Lũng

Cao, phía nam giáp xã Thành Lâm, phía tây giáp xã Cổ Lũng, phía đông giáp

Thành Lâm; với tổng số hộ 810 hộ, số khẩu 3.560 khẩu, trong đó dân tộc thái

chiếm 75%, dân tộc mường 10%, dân tộc kinh 15%; đời sống nhân dân chủ yếu

phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ.

* Thuận lợi:

Được sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, chỉ đạo giám sát của

Thường trực HĐND xã, UBND xã đã ban hành các Văn bản cụ thể để thực hiện, có sự tham gia phối kết hợp của UB MTTQ xã và các Tổ chức thành viên của Mặt trận; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên địa bàn toàn xã. Nên việc tổ chức, triển khai, thực hiện xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật xã Lũng Niêm đã đạt được nhiều

thành quả đáng khích lệ.

* Khó khăn:
Trong đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là xã đăng ký xây dựng và phấn đấu các thôn trên địa bàn xã nhanh đạt đến các thôn Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024-2024 của huyện Bá Thước. Bước điểm xuất phát của xã Lũng Niêm còn gặp rất nhiều khó khăn như đường giao thông chưa hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thôn đặc biệt khó khăn còn 1/08 thôn trên toàn xã, so với toàn Huyện, tính bình quân thu nhập của người dân còn thấp, trình


độ dân chí không đồng đều, việc tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp Luật của Nhà nước còn hạn chế. Do đó, dẫn đến việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.

I. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 02/3/2024 của UBND xã Lũng Niêm về Triển khai một số nội dung công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024. UBND xã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu công tác này, họp triển khai thực hiện, hướng dẫn và giao các ngành có liên quan chịu trách nhiệm chấm điểm những chỉ tiêu, tiêu chí có liên quan, gửi về công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp chấm điểm, trình UBND xã công bố kết quả đánh giá chấm điểm.

2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu a) Đối với tiêu chí 1:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/02 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.

b) Đối với tiêu chí 2:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/06 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 06/06 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/06 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 27/30 điểm.

c) Đối với tiêu chí 3:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 01/03 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/03 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 01/03 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 11/15 điểm.

d) Đối với tiêu chí 4:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/05 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/05 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 14/20 điểm.

đ) Đối với tiêu chí 5:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/04 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 04/04 chỉ tiêu. - Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/04 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 25/25 điểm.


3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 tiêu chí.

b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 87/100 điểm (sau khi làm tròn).

c) Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.( Không có)
- Nêu rõ có hoặc không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bịxử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.( Không có).

- Nếu có, phải nêu rõ số lượng cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật, quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định khởi tố của cơ quan có thẩm quyền, nếu đã có bản án, quyết định của Tòa án thì nêu số, ngày, tháng, năm ký, người có thẩm quyền ký, ngày, tháng, năm có hiệu lực pháp luật.( Không có) d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.

II. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề xuất giải pháp khắc phục
Trong thực tiễn thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

1. Thuận lợi: Việc triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Việc thực hiện xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật ở xã còn gắn liền với việc thực hiện hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Tuy nội dung đánh giá sát với tình hình thực tế của đơn vị nhưng vẫn còn một số tiêu chí khi đánh giá còn bất cập, chưa hợp lý, chưa phù hợp …
Công chức được tham gia tập huấn, hướng dẫn về cách chấm điểm còn gặp khó khăn về việc lấy ý kiến người dân về thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó một số bộ phận người dân có trình độ còn thấp chưa chủ động trong việc tự tìm hiểu nghiên cứu pháp luật hoặc không quan tâm đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương dẫn đến việc cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu pháp luật còn chậm so với thực tế.

3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục


Đầu năm 2025 chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng
cao hoạt động tiếp dân giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo sự hài lòng của người dân; chỉ đạo các ngành các cấp nâng cao hơn nửa chất lượng phục vụ cho nhân dân.

III. Mục tiêu, kế hoạch thực hiện
1. Mục tiêu thực hiện: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của người dân, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn đô thị văn minh.

2. Kế hoạch thực hiện (những nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu cần nâng cao chất lượng, đảm bảo thực chất kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật). Thực hiện tốt; 5 Tiêu chí và 20 chỉ tiêu được quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
IV. Đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Ủy ban nhân dân Xã Lũng Niêm kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá xem xét, quyết định công nhận Xã Lũng Niêm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024

Kèm theo báo cáo này gồm có:
1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
2. Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Nhân dân, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có); 3. Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Nơi nhận: CHỦ TỊCH - UBND huyện Bá Thước;
- Phòng Tư pháp;
- Lưu: VT.

Bùi Văn Tùng